Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới
Lượt xem: 339
Ngay sau khi Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới có hiệu lực, Sở Y tế đã tham mưu cho Tỉnh ủy Cao Bằng ban hành Kế hoạch số 190-KH/TU, ngày 15/01/2018 về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW trên địa bàn tỉnh và trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1047/KH-UBND ngày 21/5/2018 về thực hiện Kế hoạch số 190-KH/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW. Trong đó, đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đặt ra đối với công tác dân số tỉnh Cao Bằng trong tình hình mới phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 21/NQ-TW, tập trung triển khai đồng bộ các hoạt động dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số, đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan toả sâu rộng trong toàn xã hội.

Đồng chí Vương Thị Tuyên - Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại Hội nghị tuyên truyền về công tác dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

tổ chức tại xã Bế Văn Đàn, huyện Quảng Hòa

Sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TW, Kế hoạch 190-KH/TU và Kế hoạch 1047/KH-UBND (từ năm 2017 đến năm 2021), công tác dân số của toàn tỉnh luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Hệ thống Ban Chỉ đạo Dân số các cấp (tỉnh, huyện, xã) được thành lập và thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác dân số tại cấp mình. Chỉ tiêu công tác dân số luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện tốt hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác Dân số phù hợp với từng giai đoạn.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

Hằng năm, Sở Y tế tham mưu cho Ban Chỉ đạo công tác Dân số tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch hoạt động công tác Dân số trên địa bàn toàn tỉnh, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo công tác Dân số tỉnh thực hiện các nội dung hoạt động công tác dân số phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ đạo Chi cục Dân số-KHHGĐ tham mưu, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác Dân số trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch và hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác Dân số từ tuyến tỉnh đến cơ sở.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch của tỉnh thực hiện các chương trình, đề án về công tác dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh: Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính; Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược dân số Việt Nam; Kế hoạch thực hiện Chương trình truyền thông dân số; Kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Kế hoạch thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; Kế hoạch thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; Kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng; Kế hoạch thực hiện Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dân số các cấp... Kết quả các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân đã có sự thay đổi nhận thức về công tác dân số và phát triển, về thực hiện chính sách dân số trong tình hình mới, đặc biệt là sự thay đổi về thông điệp truyền thông từ “sinh một hoặc 2 con” sang “sinh đủ 2 con” với mỗi gia đình. 

Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số

Đẩy mạnh thực hiện hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo sức lan tỏa sâu rộng, toàn diện và hiệu quả. Tham mưu chỉ đạo vận động nhân dân thực hiện "Mỗi cặp vợ chồng hãy nên sinh 2 con và nuôi dạy con tốt". Hàng năm thực hiện được từ 30.000 đến trên 48.000 lượt tư vấn, tuyên truyền tại gia đình. Riêng năm 2018, tổ chức phổ biến, triển khai Nghị Quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về công tác Dân số trong tình hình mới lồng ghép vào ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các thôn xóm, tổ khu phố trên địa bàn tỉnh. Kết quả 1.958/2.488 thôn xóm tổ chức, với 8.178 lượt người tham gia. Đổi mới hình thức, phương pháp truyền thông, tăng cường hiệu quả công tác truyền thông các nội dung về dân số và phát triển thông qua các loại hình truyền thông hiện đại trên nền tảng internet, mạng xã hội trên ứng dụng Facebook, Zalo, TikTok, Youtobe của Tổng cục Dân số-KHHGĐ và Chi cục Dân số-KHHGĐ.

Thực hiện chính sách, pháp luật về dân số

Hng năm, Ban Chỉ đạo công tác dân số tỉnh, Sở Y tế triển khai các nội dung hoạt động liên quan đến thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính  phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Kết quả tổng số phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số từ năm 2015 đến 2021 là 8.431 người, trong đó có 2.032 phụ nữ sinh con đúng chính sách dân số của năm 2016 đã được hỗ trợ với tổng kinh phí là 4.064.000.000 đồng. Số đối tượng chưa được hưởng hỗ trợ của các năm từ 2015 đến 2021 dự kiến sẽ chi trả cho 5.000 đối tượng (với kinh phí 10.000.000.000 đồng) trong năm 2022.

Sở Y tế đã tham mưu ban hành 02 Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách dân số đến 2030 gồm Nghị quyết số 53/2021/NQ-HĐND ngày 29/7/2021 quy định một số chính sách hỗ trợ công tác Dân số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2030Nghị quyết số 55/2021/NQ-HĐND ngày 29/7/2021 quy định về một số cơ chế, chính sách xã hội hóa công tác Dân số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2030. Hiện nay 02 Nghị quyết này đang dần đi vào cuộc sống.

Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số

Công tác cung ứng dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình từng bước được mở rộng, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong các đợt chiến dịch và đáp ứng dịch vụ thường xuyên. Nhờ đó, hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Cao Bằng có bước chuyển biến đáng kể. Trung bình, mỗi năm có trên 27.000 cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thaicơ bản đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch giao về biện pháp tránh thai. Các hoạt động sàng lọc chẩn đoán trước sinh, sơ sinh đã được triển khai tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Hoạt động quản lý, theo dõi, khám sức khỏe cho người cao tuổi từng bước được quan tâm, triển khai thực hiện. Các cơ sở y tế đã quan tâm hơn đến vấn đề lão khoa, chuyên khoa lão, các bệnh lý đối với người cao tuổi. Tuổi thọ bình quân đã được cải thiện và tăng dần qua các năm, từ 70,3 tuổi năm 2016 tăng lên 70,6 tuổi năm 2019.

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đối với cơ quan hành chính nhà nước, từ đầu năm 2019 hệ thống Dân số các cấp đã được sắp xếp lại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tại tuyến tỉnh, Chi cục Dân số-KHHGĐ được tổ chức lại thành 2 phòng chuyên môn gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Phòng Dân số và Phát triển. Năm 2021, Chi cục Dân số-KHHGĐ có 11 biên chế công chức, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tại các huyện, thành phốTrung tâm Dân số-KHHGĐ sáp nhập với các đơn vị y tế trên địa bàn thành Trung tâm Y tế đa chức năng của địa phương, trong đó thành lập Phòng Dân số - Truyền thông và Công tác xã hội thuộc Trung tâm Y tế, bình quân mỗi phòng có 5 viên chức. Năm 2021, toàn tỉnh có 51 viên chức thuộc phòng phụ trách công tác Dân số của đơn vị. Trong đó 30 viên chức có chuyên môn Y, 21 viên chức có chuyên môn khác (Sư phạm, công tác xã hội, công nghệ thông tin). Có 51/51 viên chức đã đạt chuẩn viên chức hạng III chiếm 100%; 14/51 viên chức đạt chuẩn viên chức dân số hạng III chiếm 27%;  30/51 viên chức tham gia lớp bồi dưỡng dân số cơ bản 02 tháng chiếm 58%.

Tại các Trạm Y tế xã: cán bộ phụ trách công tác dân số là cán bộ không chuyên trách, hưởng phụ cấp theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tại các xóm, tổ dân phố, lồng ghép 3 chức danh: Y tế thôn bản, Cộng tác viên dân số, Cô đỡ thôn bản thành Nhân viên y tế thôn bản, hưởng phụ cấp theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Các chức danh trên đều do Ủy ban nhân dân huyện quản lý, UBND xã ký hợp đồng làm việc từ tháng 7 năm 2019. Năm 2021, có 159 cán bộ không chuyên trách, phụ trách công tác Dân số-KHHGĐ xã, phường, thị trấn/161 xã phường, thị trấn (chiếm 98,8%).

Tuyến xóm, tổ dân phố: tính đến 2021, có 1.367 nhân viên y tế thôn bản kiêm cô đỡ thôn bản, cộng tác viên dân số xóm, tổ dân phố/1.462 xóm, tổ dân số trên địa bàn tỉnh (chiếm 94%). Về trình độ: Có 7 cộng tác viên có trình độ đại học (chiếm 0,5%), 11 cộng tác viên có trình độ cao đẳng (chiếm 0,8%), 43 cộng tác viên có trình độ trung cấp (chiếm 3%), 1363 cộng tác viên có trình độ sơ cấp y tế thôn bản và trình độ lớp 12/12 (chiếm 95,7%). Có 362 cộng tác viên/1367 cộng tác viên dân số (chiếm 26%) là tuyển mới, thay đổi sau sát nhập cơ sở hành chính xóm tổ dân phố. Hiện nay, UBND xã phường, thị trấn ký hợp đồng làm việc và chi trả phụ cấp đối với cán bộ dân số xã, phường, thị trấn.

Kết quả đạt được theo chỉ tiêu giao tại Kế hoạch 190-KH/TU:

Quy mô dân số năm 2021 đạt chỉ tiêu giao: 537.987 người (Chỉ tiêu đến năm 2030 Cao Bằng đạt 559.000 người);

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2021 đạt chỉ tiêu giao: 0,88%;

Tổng tỷ suất sinh năm 2021 đạt chỉ tiêu giao: 2,38 con/phụ nữ (Tỷ suất này giảm dần qua các năm, năm 20162,46 con/1 phụ nữ, năm 20192,41);

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân số tỉnh Cao Bằng còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thứcgiảm sinh chưa bền vững, mức sinh còn khác biệt giữa các vùng, địa phương trong tỉnh. Theo công bố của Bộ Y tế tại Quyết định số 2019/QĐ-BYT ngày 27/4/2021Cao Bằng là một trong 33 tỉnh, thành phố thuộc vùng mức sinh cao. Tỷ số giới tính khi sinh có xu hướng tăng và biến động phức tạpHoạt động xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá sức khoẻ sinh sản, dịch vụ dân số còn nhiều bất cập, hạn chế; công tác truyền thông, giáo dục về dân số hiệu quả chưa cao. Nội dung truyền thông và cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào kế hoạch hóa gia đình; tổ chức bộ máy thiếu ổn định, nhân lực làm công tác dân số cấp tỉnh, huyện và thành phố chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, còn thiếu, yếu. Sự biến động của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số tuyến cơ sở và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số ở cấp cơ sở còn thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc…

Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW; Kế hoạch 190-KH/TU và Kế hoạch 1407/KH-UBND về công tác dân số của tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 với mục tiêu chính là giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đạt và duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển tỉnh Cao Bằng nhanh, bền vững.  Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền và sự tham gia của toàn xã hội đối với công tác dân số. Các cấp ủy đảng, chính quyền xác định công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số là một trong những nội dung trọng tâm cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh, ngành, địa phươngTiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động về công tác dân số. Tiếp tục phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khoẻ sinh sản trước hôn nhân. Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ qua mạng. Tiếp tục kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả.

Tô Thị Thu Hằng

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập