Phòng chống lao - Trách nhiệm của các cấp, các ngành và bản thân mỗi người dân, tiến tới thanh toán bệnh lao
Lượt xem: 29
Ngày Thế giới Phòng chống lao được tổ chức vào ngày 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội; đồng thời thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Vào ngày 24/3/1882 tại Berlin, Robert Koch đã công bố việc phát hiện ra vi khuẩn lao, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này. Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm 2024 là: “YES! WE CAN END TB” (ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO). Chủ đề nhấn mạnh về việc huy động sức mạnh tổng thể, thu hút sự quan tâm, tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao.
anh tin bai

Huy động sức mạnh tổng thể, thu hút sự quan tâm, tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao. Ảnh: Trọng Thụ

Trên cơ sở chủ đề của thế giới, áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam, chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao năm 2024 của Việt Nam là "ĐÚNG! VIỆT NAM CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO". Đây là một chủ đề dễ nhớ, như một lời khẳng định, thể hiện quyết tâm cao của cả mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao.

Theo báo báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WH0 Global TB Report 2023).

Ngay sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong năm 2022, 2023, Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) đã triển khai đồng bộ các can thiệp phòng chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân lao được phát hiện, tăng cường chẩn đoán và thu nhận vào điều trị để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giúp phục hồi hoạt động phát hiện bệnh lao sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Sự thành công đó là nhờ vào việc tăng cường, mở rộng triển khai phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực ở cơ sở y tế, áp dụng chiến lược X-quang và xét nghiệm Xpert để chẩn đoán, đặc biệt là triển khai các hoạt động gắn liền với hệ thống y tế cơ sở để tăng cường chất lượng chẩn đoán, điều trị và duy trì bền vững công tác dự phòng lao.

Trong năm 2023, số liệu phát hiện của CTCLQG tiếp tục có sự cải thiện đáng kể sau khi phục hồi lại chất lượng và tác động tích cực của Chương trình. Bằng việc đẩy mạnh công tác phát hiện bệnh lao kết hợp nhiều hình thức, vận động sự cam kết và chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp đối với hoạt động phòng chống lao, lồng ghép các chiến dịch sàng lọc bệnh lao với các bệnh lý khác... Kết qủa năm 2023 đã phát hiện 106.086 trường hợp mắc lao các thể, tăng 2.282 bệnh nhân so với cùng kỳ năm 2022; phát hiện 3.775 bệnh nhân lao kháng đa thuốc.

Cũng trong năm 2023CTCLQG cũng đã chuyển thành công thanh toán thuốc lao từ nguồn Ngân sách nhà nước sang nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, cũng như vận động sự hỗ trợ của Bộ Y tế để áp dụng các chính sách hỗ trợ thanh toán các dịch vụ khác về khám chữa bệnh lao qua nguồn quỹ Bảo hiểm y tế một cách thuận tiện và hiệu quả.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được công tác phòng chống lao tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WH0 Global TB Report 2023). Năm 2023, tổng số bệnh nhân lao đa kháng thuốc được phát hiện là 3.775 bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị còn cao (chiếm 11,6%); hoạt động phát hiện lao ở trẻ em còn hạn chế, số ca lao trẻ em phát hiện còn thấp.

Mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của CTCLQG năm 2024 là tiếp tục hoàn thiện Chiến lược cộng đồng chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam, ghép thành 1 cấu phần trong Kế hoạch chiến lược phòng chống lao giai đoạn 2021-2026. Thành lập mạng lưới cộng đồng chấm dứt bệnh lao ở Việt NamTích cực tham mưu với Bộ Y tế để trình Chính phủ chủ trương, phương án đảm bảo thuốc cho người bệnh lao không có thẻ BHYT và chưa tiếp cận được với dịch vụ khám chữa bệnh BHYT; Tập trung hỗ trợ các địa phương trong việc quản lý điều tiết sử dụng thuốc chống lao từ nguồn quỹ BHYT để đảm bảo có đủ thuốc sử dụng cho người bệnh. Đẩy mạnh phát hiện chủ động tại cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế, tăng cường vai trò của hệ thống y tế cơ sở, cam kết của lãnh đạo tỉnh đối với hoạt động phòng chống lao, tập trung vào các nhóm nguy cơ cao nhằm tăng cường phát hiện tối đa các bệnh nhân lao có trong cng đồng, đưa vào điều trị sớm nhằm cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giảm nhanh dịch tễ bệnh lao. Đồng thời huy động sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các banngành, đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tăng cường phát hiện bệnh nhân lao và hỗ trợ người bệnh cho tới khi được điều trị thành công nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2035.

Bảo An

 


Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập